Tật khúc xạ là nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, thời đại công nghệ 4.0, tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng có xu hướng gia tăng rất nhanh. Tỷ lệ tật khúc xạ và các bệnh lý ảnh hưởng đến mắt đang là nỗi lo của gia đình và xã hội. Chính vì thế trong chương trình “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy”, Tổ chức y tế thế giới xếp tật khúc xạ vào 1 trong những nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu.
Các tật khúc xạ gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị
- Cận thị: Là mắt có ảnh nằm trước võng mạc. Nói cách khác, cận thị là tật khúc xạ khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc ở trạng thái nghỉ không điều tiết.
- Viễn thị: Là có ảnh nằm phía sau võng mạc. Nói cách khác, cận thị hay viễn thị là tật khúc xạ khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ phía sau võng mạc ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Mắt viễn thị nhìn xa và nhìn gần đều không rõ nên mắt luôn luôn phải điều tiết để kéo ảnh của vật ra phía trước trùng lên võng mạc. Gây cho mắt luôn bị khô, mỏi, do điều tiết.
- Loạn thị: Là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt ở các kinh tuyến khác được hội tụ ở các điểm khác khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết.
Các phương pháp khắc phục
- Đeo kính đúng số: Là biện pháp can thiệp chủ yếu và phổ biến nhất khi bị tật khúc xạ.
- Điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp đeo kính tiếp xúc cứng thấm khí (Orthokeratology), việc đeo kính giúp làm dẹp vùng trung tâm giác mạc một thời gian.
- Phẫu thuật: Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ điều chỉnh độ khúc xạ của giác mạc với mục đích làm cho các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trên võng mạc. Hiện tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ đã triển khai thành công các phương pháp phẫu thuật an toàn và không đau như phương pháp Lasik tạo vạt bằng dao cơ học, Femto lasik tạo vạt bằng laser, Relex Smile tiên tiến với vi phẫu thuật tạo vết rạch siêu nhỏ chỉ 2 milimet không xâm lấn giác mạc và đặc biệt phương pháp Phakic ICL điều trị cho mắt có độ cận lên đến 18 đi-ốp.
Các biện pháp phòng tránh
- Nâng cao sức khỏe thể chất: Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý (tăng cường các chất dinh dưỡng như protein, sắt, can-xi, vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm…) giúp duy trì môi trường trong suốt (thể dịch, thể thủy tinh và dịch kính) của mắt, giúp tăng khả năng điều tiết, chống thoái hóa võng mạc và hoàng điểm của mắt.
- Giữ vệ sinh thị giác:
+ Khi đọc sách hoặc làm các công việc liên quan đến sự tập trung của mắt cần nghỉ ngơi mắt mỗi 45 phút, khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn xa.
+ Khoảng cách đọc sách cần phù hợp, khoảng cách lý tưởng để đọc sách đo từ đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ khi cong lại lại tới cùi trỏ khoảng cách này với người lớn là 35 - 40cm.
+ Không học bài, xem ti vi, chơi điện tử… liên tục quá lâu (trên 2 giờ).
+ Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc sách. Ngoài ánh sáng trong phòng cần một đèn bàn và cách chiếu sáng tốt nhất là từ sau chiếu qua vai hơn là chiếu trực tiếp từ phía trước để hạn chế phản xạ vào mắt.
+ Khi đọc sách hoặc làm máy tính ta cần ngồi ngay ngắn giữ cho lưng thẳng và thư giản.
+ Đối với trẻ nhỏ cần hạn chế thời gian xem ti vi, chơi game và sử dụng điện thoại.
+ Ngồi cách ti vi khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình (khoảng 2,5 - 3 m).
+ Các hoạt động ngoài trời, để giúp cho mắt nhìn xa và thị giác được thư giãn.
+ Cần đi khám ngay khi có biểu hiện mắt mờ, không nhìn rõ chữ khi đeo kính. Cần đeo kính và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Huỳnh Thị Mỹ Dung
(Điều dưỡng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ)
(Điều dưỡng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ)