Cận thị ở trẻ em và những điều cần biết

Cận thị ở trẻ em và những điều cần biết

Cận thị ở trẻ em đang ngày một nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Một thống kê đáng tin cậy cho thấy, hiện có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30-35%.

Khảo sát ở một số trường học, lớp học ở thành phố lớn, số trẻ bị cận thị trong một lớp có thể chiếm tới hơn 50%. Đây là con số đáng báo động.

Cận thị sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của học sinh. Do đặc điểm của tật khúc xạ này – chỉ nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần, không nhìn rõ những mục tiêu ở xa – vì vậy, trẻ bị cận thị nếu không đeo kính để khôi phục thị lực sẽ không nhìn rõ bảng, các chữ số ở cự ly xa. Vì thế trẻ chép bài không kịp, không hiểu bài, từ đó sinh ra học hành sa sút, chán học…

Thực tế, một số học sinh giấu bố mẹ việc mình bị cận thị, hoặc bố mẹ mải làm ăn, không để ý, đến khi thấy kết quả học tập của con kém đi…, tìm hiểu nguyên nhân, lúc đó con mới kêu không nhìn rõ, cho đi khám thì hóa ra trẻ mắc cận thị (!).

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

can-thi-o-tre-em

Một số trẻ mắc cận thị nhưng lại không chịu đeo kính, hay bỏ kính, điều này khiến độ cận tăng lên rất nhanh. Do mắc cận thị ở độ tuổi còn nhỏ, ý thức bảo vệ mắt còn kém, lại đang ở độ tuổi đi học (phải nhìn và đọc nhiều, ít có điều kiện tham gia vui chơi ngoài trời) nên một đứa trẻ mắc cận thị, sau vài năm thường số kính sẽ tăng lên (khác với một người trưởng thành mắc cận thị, số kính thường ổn định).

Nguyên nhân và hệ luỵ của tật cận thị ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị như: Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ, đặc biệt là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều sẽ dễ gây ra cận thị.

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg) đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị. Trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.

Ngoài ra, trẻ xem ti vi quá gần, nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti vi nhỏ hơn 3m thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Khi ngồi học hoặc xem sách báo mà cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn, đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo… cũng rất dễ bị cận thị.

Khi bị cận thị, việc đeo thêm một chiếc kính sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Nhưng nguy hiểm hơn là cận thị dễ gây biến chứng như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hoá, teo hắc võng mạc, nhược thị dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù loà. Vì vậy, điều dễ làm với tất cả em học sinh là ngồi học đúng tư thế và không để mắt hoạt động quá mức.

Phòng tránh cận thị học đường

cận thị ở trẻ em

Để phòng tránh cận thị, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo chú ý nhắc nhở các em học sinh những điều sau: Phải đảm bảo tư thế 3 thẳng: Giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5 – 10 phút, không đọc sách báo trong bong tối; không xem ti vi và chơi điện tử quá mức…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho con em ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, quan tâm và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt…) để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ.

Trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận đã ổn định mới thực hiện được.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN