Trầy xước giác mạc (trợt biểu mô giác mạc) là tình trạng trầy bề mặt giác mạc. Một số trường hợp vết xước bị nhiễm trùng dẫn đến loét giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trong đến mắt.
Trầy xước giác mạc (trợt biểu mô giác mạc) là gì?
Trầy xước giác mạc hay còn gọi là trợt biểu mô giác mạc là tình trạng bề mặt giác mạc bị trầy do dị vật gây ra khiến mắt bị tổn thương và thị lực bị ảnh hưởng.
Trong đó, giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử tập trung ánh sáng từ hình ảnh truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu.
Những dị vật như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ… có thể bay vào mắt và dính hoặc bám lại trên giác mạc. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.
Nguyên nhân bị trợt biểu mô giác mạc
Trầy xước giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân gây trầy xước giác mạc thường là do dị vật như bụi, hạt cát bay vào mắt làm tổn thương giác mạc.
Ngoài ra, việc đeo kính áp tròng trong thời gian dài hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dìa cũng có thể dẫn đến tình trạng trợt biểu mô giác mạc.
Triệu chứng của trợt biểu mô giác mạc
Khi xuất hiện dị vật ở giác mạc, mắt bị tổn thương có thể biểu hiện:
- Mắt đỏ, đau, kích ứng.
- Khó mở mắt.
- Chảy nước mắt.
- Tùy thời gian và tình trạng viêm do dị vật có thể gây giảm thị lực.
Vì thế, khi bị dị vật bám vào mắt, hoặc có những triệu chứng bất thường kể trên, nên nhanh chóng đến thăm khám và điều trị tại cơ sở nhãn khoa uy tín.
Điều trị trợt biểu mô giác mạc như thế nào?
Trước khi chọn phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách quan sát mắt nhờ dụng cụ chuyên khoa đặc biệt. Người bệnh có thể cần dùng thuốc nhỏ mắt có chứa màu nhuộm sinh học giúp bác sĩ xem xét vết tổn thương ở giác mạc dễ dàng và chính xác hơn.
Khi xác định được những tổn thương mắt và loại dị vật, bác sĩ nhãn khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị và xử lý phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng một trong các loại: thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ có thành phấn steroid, sử dụng thuốc kháng viêm không kháng sinh để giảm sưng, viêm và phòng ngừa sẹo giác mạc. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc uống để giảm đau và giảm kích ứng.
Đối với trường hợp dị vật găm sâu vào mắt, cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật để điều trị.
Những lưu ý trong quá trình điều trị trầy xước giác mạc
Bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt để quá trình điều trị được hiệu quả như:
- Dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Luôn đeo kính bảo hộ khi sinh hoạt và làm việc.
- Cho mắt thời gian nghỉ ngơi.
- Báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mắt trở nên đau, kích ứng hơn hoặc tình trạng trợt biểu mô giác mạc nặng thêm.
Mong rằng thông qua bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích đến với quý vị độc giả. Hãy chia sẻ bài viết đến với mọi người xung quanh những thông tin bổ ích này để bảo vệ sức khỏe mắt cho người thân và gia đình nhé!
Nguồn tham khảo: WebMD, Healthline, Mayoclinic