Đau mắt đỏ - nỗi lo mùa tựu trường và những điều cần lưu ý

Đau mắt đỏ - nỗi lo mùa tựu trường và những điều cần lưu ý

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ ghi nhận sự tăng vọt của bệnh lý viêm kết mạc (đau mắt đỏ) trong thời điểm mùa tựu trường. Đây cũng là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh theo mùa, đặc biệt là các bệnh lý đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ là gì? Triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ, hay còn gọi viêm kết mạc, là tình trạng viêm của lớp màng trong suốt lót bề mặt bên trong mi mắt và nhãn cầu, lớp màng này được gọi là kết mạc. Nguyên nhân chính dẫn đến đau mắt đỏ thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do dị ứng với các tác nhân môi trường, với triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ.

Đau mắt đỏ thường gặp khi có sự chuyển đổi thời tiết từ nắng nóng sang mưa, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan dễ dàng và có nguy cơ bùng thành dịch. Bệnh lý đau mắt đỏ thường có những biểu hiện:

- Mắt đau, cộm xốn

- Chảy nước mắt và có nhiều gỉ mắt

- Mo mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ

- Một số trường hợp có thể kèm theo triệu chứng ho, sốt nhẹ;

- Các trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây suy giảm thị lực

Chỉ nhìn nhau không thể lây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Tuy là một bệnh lý dễ lây lan, tuy nhiên đau mắt đỏ không lây lan thông qua việc nhìn người bệnh như một số thông tin lan truyền. Các đường lây nhiễm:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, nước mắt, nước bọt)

- Lây qua đường hô hấp: Nước bọt, nước mũi khi người bệnh hắt xì có thể lây lan trong không khí

- Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân

- Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng tại nơi công cộng như: tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy.

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Các chuyên gia nhãn khoa đã đưa ra khuyến cáo: Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh lý đau mắt đỏ người bệnh nên chủ động thăm khám. Trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp tự ý điều trị bằng thuốc nhỏ, không thuyên giảm tình trạng bệnh thậm chí gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến thị lực.

 

 

Các bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ khuyến cáo: Người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến tiến triển của các triệu chứng khi nhận thất tình trạng đau, sưng mắt kéo dài, nghi ngờ do nhiễm khuẩn, virus, sau 24 giờ dùng thuốc nhỏ mắt và các triệu chứng không thể cải thiện cần nhanh chóng đến cơ sở nhãn khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

------------------
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN CẦN THƠ
🌐Cập nhật các thông tin nhãn khoa & ưu đãi xóa cận: https://matsaigoncantho.com
🏥Số 717 đường 3 tháng 2, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
☎️Hotline: 0867.01.01.05
-----------------
Cơ sở 2: PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN THỐT NỐT
🏥Số 77, quốc lộ 91, KV. Phụng Thạnh 1, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
-----------------
Cơ sở 3: PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN HẬU GIANG
🏥Số 20-22, đường Số 14, Khu vực 4, Phường III, TP Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang.
-----------------
Cơ sở 4: PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN HẬU GIANG II
🏥 Số 142, Đường số 1, Khu đô thị Nguyễn Huệ, Khu vực 6, P. Ngã Bảy, TP. Ngã Bảy, Hậu Giang

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN